• Ra máu báo thai thử que được chưa?

    Samstag, 28. September 2024 - in Tin tức

    Ra máu báo thai thử que được chưa?

     

    Máu báo thai được xem là dấu hiệu đầu tiên để báo hiệu việc chị em nữ giới mang thai. Tuy nhiên nhiều chị em luôn lo lắng dù ra máu bảo những khi thử thai lại chỉ lên 1 vạch. Câu hỏi: “Ra máu báo thai thử que được chưa?” được luôn là câu hỏi nhiều người băn khoăn. Vậy trong bài viết dưới đây sẽ giúp chị em phụ nữ có thêm hiểu biết về vấn đề này.

     

    1. Máu báo thai xuất hiện khi nào?

     

    Máu báo thai xuất hiện khi nào?

     

    Theo dân gian, máu báo thai có tên gọi khác là máu “hỷ” vì đang là nhiều vui của mọi người. Máu báo thai được biết đến là dấu hiệu sớm nhất của quá trình trứng đã được thụ tinh thành công và di chuyển xuống âm đạo. Tại vị trí phôi làm tổ trong buồng tử cung, lớp niêm mạc sẽ bị tổn thương và xuất huyết từ đó gây nên hiện tượng chảy máu, gọi là máu báo thai.

     

    Bình thường, sau khi quan hệ, nếu thụ thai thành công thì máu báo thai sẽ xuất hiện sau khoảng 7 đến 14 ngày. Nhưng do lượng máu báo thai sẽ thường rất ít nên khi ra máu sẽ được đẩy ra ngoài âm đạo khiến các chị em không chú ý đến. Máu báo thai xuất hiện là một hiện tượng rất bình thường trong cơ chế của cơ thể, khởi đầu cho quá trình mang thai. Vì thế nếu chị em nào đang mong muốn có thai thì đây chính là tin vui, không cần phải quá lo lắng khi ra máu trong trường hợp này.

     

    2. Đặc điểm nhận biết máu báo thai?

     

    Khi chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định hoặc thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và thời gian quan hệ tình dục của bản thân thì có thể dễ dàng phân biệt đâu là máu báo thai, đâu là máu kinh nguyệt. Vậy đặc điểm để nhận biết máu báo thai và máu kinh nguyệt khác nhau như thế nào? Dưới đây là sự so sánh cho thai phụ có thể dễ dàng nhận biết:

     

    2.1. Đặc điểm của máu báo thai

     

    • Có dạng đốm nhỏ màu hồng phớt

    • Không ra các cục máu đông, không kèm theo dịch nhầy

    • Có kèm theo các dấu hiệu khác như chậm kinh, thèm ăn, thèm ngủ...

    • Ở một số chị em nếu cơ địa kém còn có thể cảm thấy đau bụng nhẹ nhưng cơn đau sẽ ngắn và nhanh chóng hết đi trong ngày.

     

    2.2. Đặc điểm của kinh nguyệt

     

    • Máu kinh sẽ có màu đỏ sậm, có chữa các cục máu đông và cả niêm mạc tử cung.

    • Lượng máu nhiều hơn khi sang ngày thứ 2

    • Thời gian chảy máu sẽ kéo dài từ 3-5 ngày tùy cơ địa của mỗi người.

    • Có mùi tanh nồng đặc trưng

    • Kèm theo biển hiện như chướng bụng, đau bụng dữ dội, đau lưng, sưng ngực...

     

    3. Ra máu báo thai thử que được chưa?

     

    Trả lời: Máu báo thai xuất hiện khi thai nhi chỉ khoảng 4-5 tuần tuổi, khi đó có thể lượng hormone hCG trong nước tiểu còn ít nên khiến kết quả của que thử thai bị sai không hiện 2 vạch. Vì thế, kể cả khi có máu báo thai thì kể cả khi thử thai cùng với hiện tượng trễ kinh thì các chị em vẫn nên bình tĩnh và thực hiện test lại bằng que thử thai trong vòng 1 vài ngày sau.

     

    Chị em nên thử que với nước tiểu vào buổi sáng để có được kết quả chính xác nhất. Nếu khi đã kiểm tra lại mà vẫn ra kết quả 1 vạch và không kèm theo hiện tượng bất thường như ra máu, đau bụng, thì rất có thể chỉ là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt bình thường.

     

    Để biết được chính xác liệu mình có thai không, thì ngoài dấu hiệu như máu báo thai, có tình trạng ốm nghén, trễ kinh, thử que 2 vạch... thì chị em có thể đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu và cho ra những kết quả chính xác.

     

    Ra máu báo thai thử que được chưa?

     

    4. Ra máu báo thai thử que 1 vạch?

     

    Hiện tượng thử thai ra 1 vạch sau khi có máu báo thường khiến nhiều chị em lo lắng. Tuy vậy, đây là hiện tượng dễ gặp phải và sẽ gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau như sau:

     

    4.1. Do thử thai quá sớm

     

    Khi mới được thụ thai, thai vừ làm tổ thì nồng độ hCG vẫn chưa lên cao, vì thế mà khi bạn thử que thử thai quá sớm thì sẽ cho ra kết quả chỉ hiện lên 1 vạch. Vì thế, để mang đến kết quả chính xác hơn, thì chị em nên sử dụng que thử thai lại vài lần sau khi trễ kinh từ 5-7 ngày.

     

    4.2. Do xuất huyết âm đạo

     

    Xuất huyết âm đạo được xem là một trong những bệnh lý phụ khoa có mức độ nguy hiểm và rất dễ bị bị nhầm lẫn với hiện tượng ra máu báo thai. Viêm nhiễm âm đạo, chấn thương âm đạo, quan hệ tình dục thô bạo là nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết âm đạo. Ngoài xảy ra hiện tượng ra máu âm đạo thì chị em còn gặp phải các tình trạng như đau bụng dữ dội, chậm kinh, rong kinh... Vì thế, để biết chính xác về tình trạng và nguyên nhân gây ra bệnh, chị em cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm để có phương pháp điều trị nhanh chóng nếu có gặp phải bệnh lý phụ khoa.

     

    4.3. Sử dụng que thử thai sai cách

     

    Trong quá trình sử dụng que tránh thai, nếu chị em sử dụng que tránh thai không đúng cách thì cũng sẽ không thể cho ra kết quả đúng và chỉ cho ra 1 vạch. Do đó, chị em cần chú ý đọc hướng dẫn sử dụng que thử thai và thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Bệnh cạnh đó, chị em cũng cần lựa chọn những loại que thử thai chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo mang lại kết quả đúng hơn.

     

    4.4. Do nước tiểu loãng

     

    Việc uống quá nhiều nước cũng có thể khiến cho nồng độ hCG bị giảm xuống trong nước tiểu và làm ảnh hưởng đến kết quả của quá trình thử thai. Vì thế, để đảm bảo có kết quả kiểm tra chính xác hơn thì nên thử thai vào buổi sáng khi mới ngủ dậy vì lúc này nồng độ hCG đang là cao nhất và cũng cần hạn chế lượng nước vào cơ thể vì khiến cho nồng độ hCG trong cơ thể bị giảm.

     

    Bên cạnh đó, nếu chị em có tình trạng âm đạo ra máu cùng với đó là có có xuất hiện thêm những hiện tượng như khó chịu, sốt cao, đau bụng dưới thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc bị sảy thao, thai nằm tử cung. Vì dậy để tránh trường hợp bệnh diễn biến nặng nề thì chị em nhanh chóng đến các địa chỉ y tế uy tín để được tìm ra nguyên nhân tình trạng ra máu báo kinh và từ đó có cách điều trị đúng cách và an toàn.

     

    Đồng thời, nhiều chị em vẫn chưa biết rõ được đặc điểm của máu báo thai với máu kinh nguyệt nên thường nhầm, và đến khi sử dụng que thử thai thì chỉ hiện lên 1 vạch. Do đó, khi có máu báo thai mà vẫn thử que lên 1 vạch thì chị em nên tìm đến gặp bác sĩ để được thăm khám trực tiếp và làm xét nghiệm để đạt được kết quả chính xác hơn.

     

    5. Cần làm gì khi phát hiện có máu báo thai?

     

    Khi ra máu âm đạo, chị em cần dùng băng vệ sinh để có thể theo dõi rõ hơn về tình trạng chảy máu âm đạo. Hãy chú ý theo dõi đến những yếu tố sau như là màu sắc, số lượng máu, để xem có điều trị bất thường xảy ra hay không. Máu báo theo thông thường sẽ giống với những đặc điểm đã nêu ở phía trên. Còn nếu trong trường hợp ra máu âm đạo nhưng gặp phải những dấu hiệu bất thường như sau thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra:

     

    • Ra máu âm đạo cùng với những hiện tượng như đau bụng dữ đội, sốt cao là biểu hiện của việc động thai hoặc bị sảy thai.

    • Ra máu âm đạo cùng với các triệu chứng như chuột rút, đau một bên bụng có thể là bên trái hoặc bên phải là triệu chứng của mang thai ngoài tử cung.

    • Ra máu âm đạo bất thường có thể là việc chị em mắc các bệnh phụ khoa cần được thăm khám.

     

    Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, khi có dấu hiệu ra máu báo, nếu cảm thấy bản thân có khả năng mang thai thì chị em nên mua que thử thai để kiểm tra chính xác từ đó sẽ có những cách chăm sóc sức khỏe cho thai kỳ tốt nhất. Trường hợp nếu ra máu nhiều máu hoặc máu có màu sắc bất thường, cùng với một số triệu chứng bất thường thì cần tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

     

    Với những trường hợp ra máu âm đạo nhưng không phải máu báo thai thì đây là dấu hiệu của việc đang mắc các bệnh phụ khoa, lúc này chị em sẽ phải đi khám để tìm được nguyên nhân và điều trị nhanh chóng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

     

    6. Có phải tất cả phụ nữ đều ra máu báo thai không?

     

    Có phải tất cả phụ nữ đều ra máu báo thai không cũng là câu hỏi mà nhiều nữ giới muốn có câu trả lời cụ thể. Theo các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, câu trả lời là không phải tất cả phụ nữ đều ra máu báo thai. Chỉ có khoảng 15-25% trường hợp nữ giới khi mang thai có xuất hiện máu báo thai. Một số trường hợp khác chỉ có triệu chứng chuột rút nhẹ, hoặc đau bụng nhẹ.

     

    Do vậy, nếu không xuất hiện máu báo thai khi mang thai thì cũng không phải vấn đề quá nghiêm trọng nên chị em không cần phải lo lắng. Tốt nhất là hãy đặt lịch hẹn khám với các bác sĩ để thăm khám định kỳ để chăm sóc sức khỏe định kỳ tốt nhất và cho thai nhi khỏe mạnh.

     

    7. Cần làm gì khi biết đã mang thai?

     

    Khi có máu báo thai cùng với bị chậm kinh và thử que lên 2 vạch thì khả năng cao chị em đã mang thai. Lúc này, bạn cần phải sắp xếp thời gian để tìm đến các cơ sở y tế và kiểm tra thai xem có phải đã dính bầu và tình trạng thai nhi có điều gì bất thường hay không. Thời gian thăm khám thai nhi thích hợp là từ 5 – 8 tuần sẽ giúp người mẹ có thể xác định được những thông tin quan trọng về thai nhi, ví dụ như thai đã vào tử cung chưa, dự tính số tuần tuổi thai nhi, ngày sinh, có túi ối chưa...

     

    Ngoài việc thăm khám tại các cơ sở y tế thì người mẹ cũng nên lưu ý những điều sau để kỳ mang thai được diễn ra an toàn:

     

    7.1. Chế độ ăn uống khoa học

     

    Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều đầu tiên cần lưu ý và cực kỳ quan trọng để thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Trong đó, các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm gồm các nhóm chất đường bột, chất đạm, chất xơ và chất béo. Trong đó, việc bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày là điều quan trọng, không ăn quá nhiều, quá no. Để tốt nhất cho sức khỏe thì mẹ bầu cần ăn đầy đủ 3 bữa chính, và kèm theo đó là 2 – 3 bữa phụ/ngày.

     

    Ngoài việc nạp vào cơ thể các chất dinh dưỡng thôi qua đường ăn uống, thì mẹ bầu cũng cần phải bổ sung thêm hàng ngày các chất cần thiết cho cơ thể như: Axit folic, canxi, sắt, kẽm... bằng thực phẩm chức năng. Tất nhiên, sẽ cần lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa để có thể sử dụng đúng liều lượng cần thiết.

     

    Ngoài ra, còn có những loại thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh gồm:

     

    • Một số loại thực phẩm gây ra tình trạng co bóp tử cung như rau chùm ngây, dứa, đu đủ xanh, rau ngót....

    • Một số loại đồ ăn. Đồ uống có chứa cồn và chất kích thích như: Cà phê, rượu bia...

     

    Trong thời gian đầu khi mang thai, mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng ốm nghén. Lúc này nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, uống nhiều nước và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm cảm giác nghén và được dễ chịu hơn.

     

    7.2. Vận động hợp lý

     

    Khi phát hiện ra bản thân mang thai, chị em cũng nên hạn chế việc vận động mạnh, gồm các hoạt động như chạy nhảy, bê vác nặng nhất vào trong 3 tháng đầu khi mang thai. Các hoạt động này sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm cho bà bầu vì sẽ có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng động thai, sảy thai và sinh non.

     

    Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa thì phụ nữ mang thai nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập các bài thể dục nhẹ nhàng, đơn giản và sắp xếp thời gian để có thể nghỉ ngơi được nhiều nhất có thể. Giúp tăng cường tuần hoàn máu, giữ sức khỏe được ổn định trong suốt thời gian mang thai.

     

    7.3. Khám thai định kỳ

     

    Trong suốt thời gian mang thai, không thể bỏ quên việc thăm khám định kỳ là điều cực quan trọng mà không nên bỏ qua. Việc đi khám định kỳ nhằm giúp theo dõi sát sao về tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé, sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường nếu có để có những biện pháp xử lý nhanh chóng, hợp lý.

     

    Dưới đây sẽ là những mốc thời gian quan trọng trong việc đi thăm khám thai kỳ:

     

    • 8 - 13 tuần tuổi

    • 16 – 22 tuần tuổi

    • 28 – 32 tuần tuổi

    • 36 tuần tuổi

     

    Trên đây là toàn bộ thông tin mà nhiều chị em phụ nữ cần biết về câu hỏi: “Ra máu báo thai thử que được chưa?”. Để quá trình mang thai cả mẹ và bé được chăm sóc sức khỏe toàn diện thì mẹ bầu cần tuân thủ việc thăm khám định kỳ và chú ý thêm về việc kết hợp chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Nếu còn thắc mắc gì cần giải đáp trong quá trình mang thai thì người bệnh có thể liên hệ đến số hotline và để lại lời nhắn trong khung chat, để đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí.

    http://www.suckhoe123.de.rs

  • Sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh?

    Freitag, 27. September 2024 - in Tin tức

    Sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh? Phụ nữ sau sinh cơ thể còn yếu vì thế mà cần phải kiêng cữ và bồi bổ cơ thể để sức khỏe có thể phục hồi một cách nhanh chóng. Vậy sau khi sinh bao lâu thì được ăn đồ lạnh? Sau đây, bác sĩ tại phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giải đáp thắc mắc của mọi phụ nữ sau sinh trong bài viết dưới đây.

     

    Sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh

     

    1. Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh?

     

    Trả lời: Thông thường, phụ nữ sau sinh từ 5 – 7 ngày thì có thể được sử dụng nước lạnh và sau 10 ngày thì có thể tắm được bằng nước lạnh. Tuy vậy, việc kiêng nước lạnh còn phải phụ thuộc vào tùy thể trạng và tình trạng sức khỏe của người mẹ.

     

    Phụ nữ sau sinh nếu không kiêng sử dụng nước lạnh mà sử dụng quá sớm để tắm gội thì rất dễ khiến mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi... và lây sang trẻ sơ sinh. Vì thế, để chăm sóc tốt nhất cho cơ thể thì vẫn nên sử dụng nước ấm để tắm gội, kể cả khi đang ở thời tiết nóng nực, oi bức. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng nước lạnh thì cần phải đeo găng tay để không tiếp xúc trực tiếp nước vào người.

     

    Bên cạnh đó, thì phụ nữ sau sinh cũng cần phải kiêng những loại đồ ăn, thức uống có tình lạnh như kem, nước đá, sinh tố... để đảm bảo cơ thể được phục hồi và an toàn đến sức khỏe của mẹ và bé.

     

    Cách tắm cho người mẹ sau khi sinh

     

    Các chuyên gia y tế đã đưa ra một số cách tắm cho phụ nữ sau sinh như sau:

     

    • Tắm nhanh: Là tắm trong thời gian ngắn chỉ trong vòng 5 – 10 phút.

    • Tắm dội: Cách tắm này khá đơn giản, nữ giới chỉ cần dùng gáo múc nước hoặc đứng dưới vòi hoa sen dội nước từ trên xuống dưới. Chú ý tuyệt đối không tắm quá lâu hoặc ngâm người để không bị nhiễm lạnh vào cơ thể.

     

    Một số lưu ý trong thời gian kiêng cữ sau sinh

     

    Sẽ có một số lưu ý cho phụ nữ sau sinh đang trong thời gian ở cữ cần chú ý:

     

    • Nếu muốn dùng nước lạnh để làm sạch cơ thể thì cần lấy một chiếc khăn sạch, sau đó nhúng vào nước lạnh, vắt nước và lau người để làm sạch.

    • Hạn chế sử dụng nước lạnh vào những ngày thời tiết mùa đông hoặc những ngày trời lạnh. Chị nên sử dụng nước ấm trong thời gian đầu kiêng cữ, nhất là khi tắm gội để hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

    • Trong thời gian tắm thì chỉ nên tắm nhanh trong vòng 5-10 phút, không nên tắm lâu, hạn chế sử dụng vòi hoa sen để xả thẳng nước vào người.

    • Nên tắm trong phòng kín, tránh có gió và ngay sau khi tăm phải sử dụng khăn để lau khô cơ thể nhằm không bị nhiễm lạnh vào người.

    • Lưu ý, không nên tắm quá nhiều lần trong ngày vì điều đấy sẽ không tốt cho sức khỏe trong thời gian kiêng cữ, mỗi ngày chỉ nên tăm 1 lần.

    • Bên cạnh đó, khi gội đầu cũng nên gội nhanh và sau khi gội thì lấy khăn lau tóc, cùng với sấy tóc thật khô.

     

    2. Sau khi sinh bao lâu thì được ăn đồ lạnh và uống nước đá

     

    Phụ nữ sau kinh chắc chắn cần phải kiêng đồ ăn, thức uống lạnh tốt nhất là đến khi cai sữa cho con (khoảng 18 – 24 tháng tuổi) để đảm bảo sức khỏe cho cả người mẹ và đứa con. Các món ăn lạnh thường được nhiều người ưa thích như sữa chua, sinh tố, kem, đồ ăn lạnh... sẽ đều cần phải được chú ý kiêng khem để mang đến sự an toàn cho sức khỏe.

     

    Nếu vẫn sử dụng những loại đồ ăn, thức uống lạnh sẽ khiến dạ dày và cơ thể bị lạnh từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu chảy, ảnh hưởng đến chất lượng và lượng sữa tiết ra.

     

    3. Vệ sinh vùng kín sau khi sinh

     

    Sau khi sinh, sẽ vẫn còn những sản dịch sót lại, niêm mạc tử cung vẫn tiếp tục được đào thải ra bên ngoài cơ tử cung và trong các chất này sẽ chứa rất nhiều các loại vi khuẩn. Nếu không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại có cơ hội tốn công bộ phận sinh dục, gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.

     

    • Ngoài vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội thì chị em cũng cần lưu ý đến việc vệ sinh bộ phận sinh dục 3 ngày/lần. Với những trường hợp sản dịch ra nhiều thì cần chú ý vệ sinh vùng kín nhiều hơn để ngăn không gây ra tình trạng viêm nhiễm.

    • Rửa sạch tay nước khi vệ sinh vùng kín.

    • Trong khi vệ sinh vùng kín, thì cần chú ý dùng nguồn nước sạch để vệ sinh.

    • Không sử dụng nước muối lãnh hoặc dung dịch vệ sinh hàng ngày để vệ sinh vùng kín sau khi sinh thì điều đó sẽ làm vùng kín mất đi độ cân bằng pH, và dễ gây ra viêm nhiễm phụ khoa.

    • Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai

     

    4. Những quan niệm sai lầm trong dân gian về việc kiêng đụng nước lạnh sau khi sinh

     

    Theo những quan niệm ngày xưa, thì sẽ bắt người phụ nữ sau sinh cần phải kiêng hoàn toàn việc sử dụng nước lạnh, ngay cả trong việc tắm rửa. Vì vậy mà, nhiều phụ nữ sau sinh sẽ cố gắng hạn chế tắm gội, thậm chí kéo dài trong suốt thời gian ở cữ theo lời của bố mẹ.

     

    Với quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, bởi việc kiêng không tắm gội hoàn toàn khác với việc kiêng không sử dụng nước lạnh. Hơn thế nữa, việc không tắm gội trong thời gian ở cữ còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều vấn đề khác và ảnh hưởng đến cả em bé.

     

    Khi kiêng tắm gội, sẽ khiến cơ thể phụ nữ sau sinh bị tích tụ mồ hôi, cặn bẩn ở trên cơ thể.  Và khi không vệ sinh, tăm rửa thì sẽ khiến cơ thể vừa khó chịu, ngứa ngáy, vừa có mùi hôi. Từ đó, khiến cho các mẹ rất dễ gặp các bệnh lý về da liễu và các vi khuẩn cũng có cơ hội phát triển và lây sang cho trẻ sơ sinh.

     

    Người mẹ sau khi sinh nếu sinh thường là 12 tiếng còn sinh mở là 48 tiếng, thì có thể tắm gội bằng nước ấm để làm sạch cơ thể, tránh lây bệnh sang con. Bên cạnh đó, việc tắm gội cũng khiến tinh thần, cơ thể của phụ nữ sau sinh được thoải mái và dễ chịu hơn.

     

    Bài viết trên đã giải đáp toàn bộ cho câu hỏi: Sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh. Mong rằng có thể đem đến những thông tin hữu ích cho các mẹ để chăm sóc sức khỏe một các tốt nhất. Nếu chị em còn bất kỳ những câu hỏi hay thắc mắc về tình trạng sức khỏe của bản thân thì vui lòng liên hệ đến số hotline 0325 780 327 hoặc để lại lời nhắn trong khung chat để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.

     

    http://www.suckhoe123.de.rs

  • Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có nguy hiểm không?

    Freitag, 27. September 2024 - in Tin tức

    Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai là điều khiến cho nhiều thai phụ phải lo lắng, nhất là với những mẹ mới mang thai lần đầu. Theo các chuyên gia, việc tiết ra nhiều khí hư là điều bình thường. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khi khí hư ra nhiều, thường xuyên và có màu khác lạ thì thai phụ cần chú ý đến điều đó và tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị khỏi bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và đứa bé trong bụng.

     

    Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai

     

    1. Câu hỏi: Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có nguy hiểm không?

     

    Trả lời: KHÔNG. Phụ nữ mang thai sẽ có nhiều sự thay đổi trong cơ thể, các thay đổi này sẽ là lý do gây ra tình trạng khí hư ra nhiều trong thai kỳ. Theo đó, các nguyên nhân của việc khí hư ra nhiều trong lúc mang thai là do:

     

    • Sự thay đổi của nội tiết tố, sự thay đổi của hormone, khiến có cơ thể chưa thể tiếp nhận và thích nghi được, từ đó khiến cho khí hư ra nhiều hơn so với bình thường là điều bình thường và hoàn toàn không cần lo lắng.
    • Trong suốt thai kỳ, thai nhi sẽ hình thành và phát triển, kích thước của thai nhi thay đổi theo thời gian, đồng nghĩa với việc tử cung, cổ tử cung, các bộ phận sinh dục cũng thay đổi theo để thích ứng với sự lớn lên của thai nhi trong bụng, khiến khí hư tiết ra nhiều để có thể thích hợp điều hòa sự giãn nở của vùng kín và điều hòa âm đạo.
    • Phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có nồng độ hormone thay đổi, từ đó mà nhu cầu sinh lý cũng tăng lên, khí hư tiết ra nhiều hơn cũng giúp cơ thể điều hòa, giải quyết các vấn đề sinh lý dễ dàng hơn.
    • Về gần cuối thai kỳ, phần đầu của thai nhi sẽ chèn lên vùng xương chậu nhiều hơn, làm cho khí hư tiết ra càng nhiều. Ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư bắt đầu có kèm theo cả máu, đây là tình trạng mà mẹ bầu cần quan tâm vì đó là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ sinh.

     

    2. Khi nào khí hư ra nhiều ở phụ nữ có thai cần đi khám phụ khoa?

     

    Việc khí hư tiết ra nhiều trong suốt thời gian mang thai là điều bình thường bởi vì những nguyên nhân được nói phía trên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khí hư có những dấu hiệu bất thường về màu sắc, mùi thì mẹ bầu không nên bỏ qua vì đây là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa xảy ra trong quá trình mang thai. Nếu quan sát khi hư có những biểu hiện sau đây thì mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám phụ khoa ngay:

     

    • Khi hư có mùi hôi tanh, màu sắc lạ, và có những biểu hiện khác ở vùng kín như đau rát, sưng đỏ đều là biểu hiện của viêm nhiễm âm đạo và phải đi thăm khám để điều trị kịp thời.
    • Khí hư sủi bỏ, có mùi chua, màu sắc bất thường như xanh, vàng, xám thì khả năng cao mẹ bầu đang bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Kể cả khi chỉ có dấu hiệu khí hư có mùi màu khác mà không kèm theo hiện tượng đau rát, sưng vùng kín thì vẫn cần phải đi khám phụ khoa.

     

    Khí hư ra nhiều lẫn theo một chút máu rải rác hoặc thường xuyên gặp tình trạng như vật là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, hoặc có nguy cơ sảy thai cao. Còn đối với thời gian những tuần cuối của thai kỳ, khí hư ra nhiều kèm theo vệt máu hồng hoặc đỏ sẫm là dấu hiệu cho biết mẹ bầu sắp chuẩn bị chuyển dạ sinh.

     

    3. Khí hư ra nhiều loãng như nước là bệnh gì?

     

    Nếu khí hư loãng như nước, kèm theo mùi hôi có màu trắng đục là dấu hiệu cho biết bạn đã mắc bệnh phụ khoa. Những bệnh lý mà chị em có thể mắc phải khi thấy khí hư ra nhiều loãng như nước bao gồm các bệnh sau:

     

    • Viêm âm đạo: Viêm âm đạo thường là do nấm, vi khuẩn, tạp trùng gây ra bệnh. Trong trường hợp khí hư có màu trắng đục, dính vón thành từng mảnh thì sẽ là do nấm Candida, còn khi khí hư ra nhiều và loãng thì là biển hiện viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas.
    • Viêm cổ tử cung: Dấu hiệu của viêm cổ tử cung là khí hư loãng và nhiều cùng đó là kèm theo có màu xám, vàng kèm tia máu như máu mủ. Khi bị viêm cổ tử cung thì cần phải nhanh chóng điều trị để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau này.
    • Viêm vùng chậu: Khí hư ra nhiều vào loãng như nước cùng với đó là chị em sẽ cảm thấy đau lưng, chảy máu vùng kín thì đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, dẫn đến khả năng cao bị vô sinh.
    • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Dấu hiệu của bệnh là khí hư tiết nhiều, loãng khiến chị em luôn cảm thấy khó chịu vì vùng kín ẩm ướt, cùng với đó là khí hư có màu vàng hoặc xám, tiểu khó, tiểu rắt, đau eo, chảy máu âm đạo.
    • Polyp cổ tử cung: Khi bị polyp cổ tử cung người bệnh sẽ ra nhiều khí hư, khí hư loãng và còn bị rối loạn kinh nguyệt, tức bụng, chảy máu âm đạo.
    • Phì đại cổ tử cung: Cố tử cung nếu phát triển nhiều và to hơn những người bình thường thì đến giai đoạn bệnh cấp tính sẽ làm người bệnh tiết ra nhiều khí hư, loãng cùng với mủ và máu, đi tiểu đau buốt, bề mặt cổ tư cung sưng phù to, mưng mủ.
    • Ung thư tử cung. Nguy hiểm nhất của tình trạng khí hư ra nhiều và loãng chính là do ung thư tử cung gây ra. Vì thể để kịp thời phát hiện ra thì chị em nên định kỳ tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

     

    4. Bà bầu nên làm gì khi ra nhiều khí hư?

     

    Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần phải có những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe khí gặp tình trạng khí hư ra nhiều, để hạn chế mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng những cách sau:

     

    • Khí hư ra nhiều vùng kín luôn ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và gây ra viêm nhiễm âm đạo. Vì thế mà mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, thường xuyên, thay quần lót 2 lần 1 ngày, sử dụng quần lót có chất liệu thoáng mát và thoải mái.

    • Không thụt rửa âm đạo sâu, làm cho môi trường âm đạo bị mất cân bằng, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.

    • Không nên mặc quần áo quá chật, gây khó chịu, toát mồ hôi khiến cho vi khuẩn có hại càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

    • Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, để nâng cao sức khỏe.

    • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn khác loại thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc mang tính cay nóng...

    • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi quan hệ tình dục

    • Khám phụ khoa định kỳ để có thể nhanh chóng phát hiện ra bệnh phụ khoa và có phương án điều trị hiệu quả nhanh chóng.

     

    Tổng kết lại, việc mẹ bầu ra nhiều khí hư trong quá trình mang thai là điều rất bình thường, vì thế không cần quá lo lắng. Nhưng khi phát hiện ra khí hư bất thường trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị chính xác.

     

    Hy vọng rằng những thông tin về chủ đề: "Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai" đã cung cấp đến bạn đọc đã giúp ích quá trình mang thai của bản thân. Nếu có những câu hỏi cần được giải đáp một cách nhanh chóng, bạn có thể liên hệ đến số hotline 0325 780 327 hoặc để lại lời nhắn để các bác sĩ chuyên khoa có thể trả lời cho bạn.

     

    http://www.suckhoe123.de.rs

« < 1 - 2 - 3 > »